Văn hóa Hàn_Quốc

Ngôn ngữ và chữ viết

Chữ Hangul ban đầu có tên gọi là Hunmin jeong-eum.

Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào ngữ hệ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (Language Isolate). Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốctiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đứctiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.

Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul - chữ viết chính của người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 ký tự, 24 ký tự đơn và 27 ký tự kép. Những ký tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng là có thể học xong).

Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông ÁĐông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.

Trong thập niên 2000s của thế kỉ 21, những tín đồ Hồi giáo tại Hàn Quốc đã tiếp nhận thêm bảng chữ cái Ả rập và biến đổi lại để ghi âm tiếng Hàn gọi là Kuryan (tương tự như chữ Jawi (Jawi alphabet) của người Mã Lai). Hệ chữ này sử dụng văn tự Ả rập để ghi âm tiếng Hàn, phục vụ trong hoạt động giao tiếp và truyền bá trong cộng đồng người Hồi giáo tại Hàn Quốc.

Văn học

Văn học Hàn Quốc có một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách thậm chí còn được tổ chức tại các sân vận động.

Hwang Sok-Yong (sinh năm 1943) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất xứ Hàn. Ông đã trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên và từng tham chiến tại chiến tranh Việt Nam. Đề tài chính trong các tác phẩm của ông là những mâu thuẫn giữa hai thái cực truyền thốnghiện đại.

Tôn giáo

Tôn giáo tại Hàn Quốc (2015)[2]

  Không tôn giáo (56.9%)
  Tin lành (19.7%)
  Phật giáo (15.5%)
  Công giáo Roma (7.9%)

Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử[164]. 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.

Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số hơn 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo[165]. Hàn Quốc cũng là quốc gia có dân số theo đạo Công giáo đông thứ năm ở châu Á (sau Philippines, Ấn Độ, Trung QuốcIndonesia).

Nhiều người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này vấp phải sự phản đối kịch liệt của hơn 100.000 tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va. Những nghi lễ cổ truyền vẫn còn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng hiện nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân xứ Hàn.

Ẩm thực

Bibimbap - Cơm trộnPhương pháp lên men từ đậu tương.

Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, đây là một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Kim chi là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitaminchất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước xốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.

Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với xúp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh xúp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.

Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rautương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Ngoài ra, mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhanh rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước xốt gochujang cay), khoai tây chiên mựckhoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.

Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và "nu rung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu rung ji hoặc đun sôi với nước để tạo ra một món canh. Nu rung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.

Các loại đồ uống có cồn phổ biến của Hàn Quốc bao gồm Soju, Makgeolli và Bokbunja ju, đặc biệt, người Hàn còn hay pha rượu Soju với bia tươi hoặc sữa chua để tăng độ mạnh cho loại thức uống truyền thống này.

Đũa của người Hàn Quốc thường được làm bằng thép không gỉ (inox), hoặc bằng bạc, vàng (loại này thường hay phổ biến ở các gia đình giàu có).

Không giống như phần lớn người dân ở các nước châu Á khác, người Hàn Quốc khi ăn thường sử dụng đũa kim loại thay vì đũa gỗ truyền thống.

Âm nhạc

K-Pop

Bài chi tiết: K-pop
Ban nhạc Super Junior đang biểu diễn.

K-Pop (viết tắt của Korean Pop hay nhạc Pop Hàn Quốc) là dòng nhạc Pop ở Hàn Quốc, ban đầu chịu sự ảnh hưởng của J-Pop (Pop Nhật). Nhờ sự quảng bá mạnh mẽ của truyền thông mà K-Pop đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thu hút hàng chục triệu người hâm mộ cuồng nhiệt cũng như lực lượng hùng hậu các Fan trung thành không chỉ ở riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á, mà còn cả ở Nam Á, Mỹ Latinh, Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông và khắp thế giới phương Tây, trở thành một hiện tượng giải trí toàn cầu[166]. Năm 2012, người Hàn tiếp tục gây sốt trên thế giới với điệu nhảy ngựa trong ca khúc Gangnam Style của ca sĩ PSY, đạt hơn 3 tỷ lượt xem trên Youtube. Vào ngày 12 tháng 4 năm 2019, bài hát "Boy with Luv" của ban nhạc BTS đã lập kỷ lục khi trở thành MV ca nhạc đạt số lượng view và like cao nhất trên Youtube sau 24 giờ phát hành, với hơn 74 triệu lượt xem chỉ trong vòng một ngày[167]. Cùng với điện ảnh, K-Pop gây nên một cơn sốt đặc biệt lớn đối với giới trẻ Việt Nam, đi kèm theo đó là một số hệ lụy.

SM Entertainment, YG EntertainmentJYP Entertainment là ba công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp giải trí tại Hàn Quốc, thường được gọi chung là "Big Three". Các hãng thu âm này chịu trách nhiệm phát hiện tài năng, tuyển dụng, tài trợ, đào tạo và lăng xê cho những nghệ sĩ trực thuộc, ngoài ra họ còn quản lý mọi hoạt động liên quan đến âm nhạc, đảm nhận, phụ trách thương hiệu và quan hệ công chúng của các nghệ sĩ. Hệ thống quản lý nghệ sĩ mặc dù rất chuyên nghiệp, chi tiết nhưng lại quá nghiêm ngặt, khắt khe và áp lực của nhiều công ty giải trí tại Hàn Quốc đã bị một số tờ báo phương Tây đánh giá là "cực đoan"[168], thậm chí đài BBC của Anh đã sử dụng cụm từ "hợp đồng nô lệ" để nói về hệ thống này[169].

Hầu hết các sáng kiến ​​của chính phủ nhằm mở rộng sự phổ biến của K-pop trên toàn thế giới được thực hiện bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây là cơ quan chịu trách nhiệm chính cho việc thành lập các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hàn Quốc cũng đứng ra tổ chức các buổi hòa nhạc K-pop ở nước ngoài, và Bộ Ngoại giao thường xuyên mời fan hâm mộ Kpop ở nước ngoài tham dự Liên hoan Thế giới K-Pop được tổ chức thường niên tại Hàn Quốc [170]. Ngoài việc gặt hái được những lợi ích kinh tế từ sự phổ biến của K-pop, chính phủ Hàn Quốc đã và đang tận dụng ảnh hưởng của K-pop trong vấn đề ngoại giao. Trong thời đại truyền thông đại chúng phát triển vũ bão như ngày nay, quyền lực mềm (Soft power) được coi là một chiến lược ngoại giao hiệu quả, tiềm năng và thực dụng hơn tương đối nhiều so với việc chỉ dựa vào quyền lực cứng (Hard power) truyền thống. Ngoại giao văn hóa thông qua K-pop là một hình thức của quyền lực mềm đang được chính phủ Hàn Quốc thực hiện rất thành công[171].

Noraebang - karaoke của Hàn Quốc

Trong tiếng Triều Tiên không có từ nghĩa tương đương với karaoke. Thay vào đó, họ gọi loại hình giải trí này là norae (노래, tiếng hát). Các quán karaoke (노래방, noraebang) được tìm thấy ở khắp các ngóc ngách trên những con phố. Cả thanh niên lẫn người lớn tuổi đều mê loại hình giải trí này.

Điện ảnh

Nam diễn viên Song Joong-ki

Kể từ thành công của phim Shiri (1999) ngành công nghiệp điện ảnh ở xứ Hàn có sự thăng tiến không ngừng. Hiện nay Hàn Quốc là một trong số ít những nước mà các sản phẩm của Hollywood không có mấy sức ảnh hưởng. Điều này thể hiện qua việc tỉ lệ khán giả đến rạp xem phim trong nước cao hơn hẳn so với các tác phẩm điện ảnh nước ngoài.

Trong năm 2000, tiêu điểm đổ dồn vào bộ phim Vùng an ninh chung (Joint Security Area). Bộ phim kể về sự chia cắt Triều Tiên này thậm chí còn thành công hơn cả Shiri. Bạn (Friend) là bộ phim của năm 2001. Bộ phim hài lãng mạn Cô nàng ngổ ngáo (My Sassy Girl) còn được yêu thích hơn cả Chúa tể của những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings) hay Harry Potter. Năm 2004, bộ phim Old Boy giành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes và được bán cho nhiều nước. Sau khi dự liên hoan phim này, đạo diễn Hollywood nổi tiếng Quentin Tarantino đã phát biểu: "Những bộ phim hay, hấp dẫn nhất thế giới hiện đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc".

Những thành công này khiến cho Hollywood phải chú ý. Những phim như Shiri giờ đây được bán ở cả Hoa Kỳ. Miramax đã mua bản quyền phim Vợ tôi là Gangster (My Wife is a Gangster), bộ phim còn trội hơn một số sản phẩm của Hollywood, và hiện đang làm lại bộ phim này để bán trên thị trường Mỹ. Những bộ phim nổi tiếng khác như My Sassy Girl, Old Boy hay A Tale of Two Sisters (Câu chuyện hai chị em) cũng đang nằm trong tầm ngắm của các nhà làm phim người Mỹ.

Bộ phim The Host - Quái Vật Sông Hàn (2006) và sau đó là bộ phim tiếng Anh Snowpiercer (2013) của đạo diễn điện ảnh Bong Joon-ho hay bom tấn Đại thủy chiến (2014) của đạo diễn Kim Han-mintài tử gạo cội Choi Min-sik đều là những tác phẩm điện ảnhdoanh thu cao nhất mọi thời đại ở Hàn Quốc và được các nhà phê bình phim nước ngoài ca ngợi (Đại thủy chiến là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đạt mức doanh thu hơn 100 triệu USD)[172][173][174]. Bộ phim về đề tài xác sống Train to Busan (2016) của đạo diễn Yeon Sang-ho cũng là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở quốc gia này và đã trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ hai tại Hồng Kông năm 2016[175]. Trong lần trở lại gần đây nhất vào năm 2019, đạo diễn tài năng Bong Joon-ho đã cùng với "Ông hoàng phòng vé" Song Kang-ho[176][177] tiếp tục giúp cho nền điện ảnh xứ Kim Chi gây được tiếng vang lớn với bộ phim điện ảnh tâm lý xã hội - hài kịch đen mang tựa đề Parasite (Ký sinh trùng)[178], tác phẩm này sau đó đã xuất sắc đoạt giải thưởng Cành cọ vàng (Palme d'Or) tại Liên hoan phim Cannes 2019 (Pháp)[179], và chấn động nhất là Giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học và Nghệ Thuật Điện Ảnh Hoa Kỳ, một trong những giải thưởng điện ảnh danh giá nhất Hành tinh - Oscar 2020 đã xướng tên Parasite - Ký Sinh Trùng - chiến thắng 4 trên 6 đề cử, cùng với giải thưởng danh giá, quan trọng nhất - Best Picture, danh sách 4 hạng mục đoạt giải, bao gồm: Phim xuất sắc nhất, Phim Quốc tế xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho cá nhân đạo diễn Bong Joon-ho và Kịch bản Gốc xuất sắc nhất, đồng thời, Parasite - Ký Sinh Trùng cũng trở thành bộ phim có được nhiều giải thưởng nhất trong kỳ trao giải Oscar lần thứ 92 được tổ chức tại Mỹ, đây cũng là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên trong lịch sử giành được giải thưởng danh giá này, đặc biệt hơn, thành công của Ký sinh trùng đến đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm nền điện ảnh xứ Hàn ra đời và phát triển, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc và tiên phong của điện ảnh Hàn Quốc trong làng điện ảnh châu Á nói riêng và thế giới nói chung[180][181].

Giống như ở nhiều nước châu Á khác, tại Việt Nam, phim Hàn Quốc cũng giành được sự ưu ái đặc biệt. Ngoài những tác phẩm điện ảnh được chiếu ngoài rạp, những bộ phim truyền hình dài tập của Hàn Quốc cũng thu hút một số lượng rất lớn khán giả. Một số series phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc có thể kể đến như: Những nàng công chúa nổi tiếng, Thợ săn thành phố, Vì sao đưa anh tới, Ngôi nhà hạnh phúc, Vườn sao băng, Gia đình là số một (phần 2) hay Hậu duệ mặt trời,...

Các ngày lễ

NgàyTên tiếng ViệtHangeulPhiên âm cách đọcGhi chú
1 tháng 1Tết Dương lịch양력설Yanglyeogseol
1 tới 3 tháng 1 (âm lịch)Tết Nguyên Đán설날Seollal
1 tháng 3Phong trào 1 tháng 33.1절Samil JeolKỷ niệm ngày đòi độc lập của nhân dân Hàn Quốc 1.3.1919
5 tháng 4Tết cây xanh식목일Singmogil
5 tháng 5Tết thiếu nhi어린이날Eorininal
8 tháng 4 (âm lịch)Lễ Phật Đản부처님 오신날Bucheonim OsinnalNgày sinh Đức Phật
6 tháng 6Ngày tưởng niệm현충일Hyeonchung-il
17 tháng 7Ngày lập hiến제헌절Jehyeonjeol17.7.1948
15 tháng 8Ngày độc lập광복절GwangbokjeolKỉ niệm ngày giành độc lập từ tay phát xít Nhật 15.8.1945
15 – 18 tháng 8 (âm lịch)Tết Trung Thu추석Chuseok
3 tháng 10Ngày khai sinh dân tộc개천절Gaecheonjeol
25 tháng 12Giáng sinh크리스마스Keuliseumaseu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hàn_Quốc http://www.globalresearch.ca/south-koreas-armed-fo... http://www.rom.on.ca/news/releases/public.php?medi... http://chr.sagepub.com.ezproxy.library.ubc.ca/cont... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-11/2... http://mistletoe.co/index.html http://www.allacademic.com/meta/p_mla_apa_research... http://www.ameinfo.com/66004.html http://www.brecorder.com/world/global-business-a-e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/322280/S... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2010/...